Núi trong Tỉnh Bình Thuận
Núi trong Tỉnh Bình Thuận
Xưa là nước ngoài cõi của Nhật Nam rồi thuộc đất Chiêm Thành ,năm Nhâm Thân 1693 vua Chiêm là Bà Tranh bị Chưởng cơ Nguyễn hửu Kính đánh bại, Hiển Tông Hiến Minh hoàng đế Nguyễn phúc Chu lấy đất Chiêm Thành đổi thành Thuận Trấn. Năm Đinh sửu 1697 đặt Dinh Bình Thuận, lấy đất phía tây Phan Rang lập hai huyện Yên Phúc và Hoà Đa thuộc Dinh, ngoài ra còn thống thuộc 4 Đạo Phan Rang, Phan Thiết, Ma ly và Phố Hải. Đời Duệ Tông Hiếu định hoàng đế Nguyễn phúc Thuần vào năm 1773, Tây Sơn chiếm Bình Thuận nhưng tới năm Quý sửu 1793 ,Thế tổ Cao Hoàng Đế Nguyễn phúc Ánh lại khôi phục được đất cũ.
Căn cứ theo thiên văn, đất Bình Thuận thuộc khu vực sao Dực, sao Chẩn và sao Thuần Vĩ. Về địa giới phía đông giáp Huyện Vĩnh Xương tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp Huyện Tân Bình tỉnh Biên Hòa, phía đông sát biển, phía tây bao gồm các Man động, nằm cách Kinh thành Huế hơn 1311 dặm. Bình Thuận xưa có chiều dài hơn 400 dặm, phía bắc ven núi, phía nam sát biển, địa thế chật hẹp.Danh sơn có núi Mũi Diên, Hương Ấn, các sông lớn bao gồm sông Mai Nương, Kỳ Xuyên, Phố Hải, Phan Thiết. Về đường bộ có núi Ô Cam ngăn chận, về đường biển thì có Mũi Diên . Phía tây bắc có lập đồn binh trên núi La Thô và Thị Linh để kiểm soát người Man qua lại. Phan Thiết, Phú Hài thuở đó cũng được coi là chốn đô hội nhỏ . Về khí hậu nóng nực, khô ráo, mưa nhiều về mùa hạ mùa thu. Vào mùa đông tiết trời hơi lạnh, tháng 3-4 có gió nam, tháng 8-9 có gió bấc tường gây bão tố, nên tại đây đã phát sinh câu ngạn ngữ :” tháng chín thì nín bán buôn “. Nghề nông một năm một vụ, bắt đầu gieo trồng vào cuối hạ đầu thu và gặt hái vào mùa đông.
Tỉnh có nhiều núi sông như núi MŨI DIÊN còn gọi là Diên Chũy về phía đông nam Huyện Tuy Phong, chân núi có 9 khúc trông giống các ngón tay, núi nằm thọc ra biển, chia dòng nước thành hai hướng chảy xiết rất nguy hiểm cho ghe thuyền qua lại. Phía nam có đầm Vũng Diên, tàu thuyền có thể vào tránh gío. Được liệt vào hàng danh sơn, ghi vào điển thờ năm Tự Đức thứ 13. Núi TRÀ NA ở phía đông Huyện, bên đường Trạm, đỉnh núi nhọn như lưởi gươm. Núi Ô CAM ở phía đông nam huyện Tuy Phong, là chiến trường giữa chương cơ Tống phước Hòa và Tây Sơn. Chung quanh còn có nhiều núi như Trà Vân, La Bá, Cô Sơn, Phú Điền, Thuận Long, Tân Chỉnh, Điện Sơn, Chu Đế, Húc Lam, Tà Bôn, Lương Giang, Xích Sa đều thuộc huyện Tuy Phong.Núi HỎA DIỆM ở phiá bắc huyện gồm một rặng , bốn mùa nóng như thiêu đốt, làm cỏ cháy, đêm ngày rực sáng ánh lửa. Núi LAI SƠN về phiá tây huyện Yên Phước, không cao lắm, trên núi có nhiều cây du lai. Bao quanh núi còn có nhiều núi khác như Ỷ Sơn, Tô Mân, Nhĩ Sơn, Trường Sơn, Ông, Cháng, Khánh Nhân, Khan Dụ, Cà Cu.
Phiá bắc có đầm Hương Cựu và các núi Bình Thiên, Ni cô, Bà Tu, Dư Khánh, Mậu Trường, Bốc Liệt. Núi TÀ TRÚ ở phiá tây huyện, nơi phát nguồn sông Mai Nương.Núi HƯƠNG ẤN phía tây huyện Hòa Đa, có bệ đá thờ thần Dương Tu và phu nhân, quanh núi có ao cá, đầm sâu và hang đá.Núi Ỷ LA ở mặt sau tỉnh thành Bình Thuận laị có gò XÍCH THỔ, ác ghe thuyền xuôi ngược từ Vị Nê đến La Gàn đều phải qua, bên núi có giếng Hàm Rồng, nước trong mà ngọt, từ thời Tự Đức thứ 12, đã có đồn binh đóng tại đây. Núi TĨNH HÀM trên có chùa Bàn Thạch. Núi TĨNH LÊ sát bãi biển trên núi có nhiều trái lê, trước kia có lập đài phong hỏa. Núi VỊ NÊ ở phía tạy nam huyện Hoà Đa, giữa động cát nổi lên thành ghềnh đá gọi là mũi VỊ NÊ, phía nam có vũng thuyền bè vào đậu tránh gió, phía đông có Hòn Lao lập điếm canh. Kế bên có các núi Tà Bông, Lô Tô, Mụ Đặng, Giảm Trạng,La Thô, Cà Tung..Núi ĐÀN LINH ở thượng đạo Phú Hài huyện Tuy Lý. Núi PHỐ CHIÊM ở cực giới phía tây huyện,xung quanh có đồng bằng rộng , xưa là xứ Phố Chăm của người Man Đê Ba Vò.
Núi CẨM KÊ ở phiá nam huyện, kề biển, phía ngoài có hòn Kê Gà. Núi Long Thịnh ở phía tây huyện , thôn Long Thịnh gần có núi Tà Bôn. Núi VẬT THĂNG gần trạm, phía nam huyện, giữa Long Vĩnh và La Gàn, kế bãi biển. Tương truyền Phiên vương Thuận Trấn cứ 7 năm thì đến đây một lần để trai giới và cầu thọ. BA ĐỘNG nằm ở phía tây Trạm , động toàn cát trắng mênh mông vô tận, động thứ nhất cao 12 trượng 5 thước, động thứ hai cao 10 trượng và động thứ ba cao 7 trượng 5 thước.. Giữa có hai cái bầu nước ngọt, có miếu thờ . Đảo THUẬN TỈNH nằm ngoài biển Tuy Phong, gồm 11 thôn có người ở đông đức, mỗi năm biệt cống thuế vải, trên đảo có thổ hào chỉ huy..
Đảo THIÊN Y còn gọi là đảo Bà nằm về phía đông huyện Tuy Lý, trên có miểu thờ tượng đá của Thiên Y thần bà.HÒN CHONG ngoài biển huyện Yên Phước. HÒN CAU cách bờ Long Vỉnh huyện Tuy Phong chừng 15 dặm. GHỀNH ĐÁ phía nam huyện Tuy Lý là nơi đường Trạm qua, sát biển thường bị trở ngại khi nước lên.. Ngoài ra khắp tỉnh còn có nhiều rừng như rừng TANG DU ở Yên Phước nhiều voi cọp, rừng BÒ ở Tuy Phong xưa là chổ người Chàm nuôi bò. Ở Hoà Đa có rừng Bình Nhẫn nhiều thú dử nhất là cọp, về phí tây là rừng Nghi Trang có đường mòn di Dã Dương tới gò Ta Cai Gia riêng rừng KHE LỚN ở Tuy Lý đầy ác thú không ai dám bén mảng.
sưu tầm
trích BÌNH THUẬN QUA ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ
Leave a Reply